Da dầu có cần dưỡng ẩm?

Da dầu có cần dưỡng ẩm không?

Có nhiều nhầm tưởng cho rằng da dầu thì không cần dưỡng ẩm nhưng thực chất da càng là loại da cần được chú tâm trong bước dưỡng ẩm hơn bao giờ hết. Hãy cùng Larimedical tìm hiểu thêm nha!

Da dầu là gì?

Da dầu hay còn được gọi là da nhờn là tình trạng các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh mẽ và năng suất, tạo nên lớp dầu tập trung và thấy rõ ở trán, mũi, 2 bên má và cằm. Có thể nói bã nhờn là một phần không thể thiếu với làn da bởi tính cấp ẩm cao.

Nguyên nhân da tiết dầu là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây nên da dầu, điển hình nhất có thể kể đến như:

  • Di truyền:

Trong gia đình, khi ba hoặc mẹ hoặc cả ba và mẹ sở hữu làn da dầu, xác suất bạn thừa hưởng tuyến bã nhờn sẽ được di truyền

  • Chế độ ăn uống:

Việc ăn uống không điều độ, nạp vào cơ thể những thức ăn dầu mỡ, chiên xào là nguyên nhân kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ. Khiến da xuất hiện lớp dầu “bóng nhẫy”

  • Căng thẳng:

Stress vì công việc, học tập và các mối quan hệ cũng ảnh hưởng đến sự tiết dầu trên bề mặt da. 

  • Lựa chọn sản phẩm dưỡng da, mỹ phẩm không hợp lý:

Đối với loại da “khó chìu” như thế này, việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm với kết cấu không phù hợp như cream (kem), oil (dầu) khiến da nhờn bị bít tắc, lỗ chân lông giãn nở ra, gây nên tình trạng da tiết dầu.

  • Lỗ chân lông lớn:

Bụi bẩn tích tụ trên da lâu ngày hoặc do lão hoá tuổi tác khiến da chảy xệ, mất đi độ đàn hồi, dẫn đến tình trạng lỗ chân lông to, làm cho tình trạng da dầu xuất hiện

  • Môi trường sống:

Một trong những lí do khiến da tiết dầu do điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam; nhiệt độ mùa hè tăng cao; khói bụi đến từ xe, nhà máy, khí thải cũng ảnh hưởng đến quá trình tiết dầu của da

 

Các bước dưỡng da cơ bản cần thiết giúp da giảm tiết dầu

Nên có chu trình dưỡng da như thế nào để giảm da tiết dầu?

Một chu trình dưỡng da cơ bản dành cho da dầu gồm có:

  • Tẩy trang:

Loại bỏ lớp dầu thừa, bụi bẩn cùng lớp trang điểm sau một ngày dài tiếp xúc với khói bụi. Đây có thể được coi là bước mở đường cho các bước dưỡng da ở phía sau được hấp thụ và thẩm thấu một cách tốt và hiệu quả hơn. 

  • Sữa rửa mặt: 

Loại bỏ bã nhờn, giúp da được thông thoáng

  • Nước cân bằng (Toner): 

Sau khi sử dụng và trải qua các bước làm sạch, làn da sẽ trở nên khô và căng hơn, đây là dấu hiệu của làn da thiếu cân bằng. Sử dụng nước cân bằng (Toner) cho da dầu giúp cân bằng lại độ pH cần thiết cho da, đồng thời lấy đi bụi bẩn cùng cặn trang điểm còn sót lại ở sâu trong lỗ chân lông mà hai bước trước chưa thể lấy sạch hết.

  • Sử dụng các sản phẩm kiểm soát nhờn và giải quyết các vấn đề về da:

Sau các bước làm sạch và lấy đi bụi bẩn, việc sử dụng các sản phẩm đặc trị giúp giải quyết các vấn đề về da, có chứa thành phần như Glycolic axit, Hyaluronic axit, Niacinamide, Salicylic axit. 

  • Kem dưỡng ẩm:

‘Save the best for last’ ‘Dành điều tuyệt vời nhất ở phút cuối’.

Một bước cực kì quan trọng và không thể thiếu nhằm giảm tình trạng tiết dầu trên da là bước dưỡng ẩm. Bởi tình trạng da tiết dầu là tình trạng báo động khi da bị khô, thiếu ẩm. Việc lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần dưỡng ẩm với kết cấu gel, mỏng – nhẹ, không gây bít tắc lỗ chân lông, giúp da được dưỡng ẩm, giảm khô, từ đó cải thiện tình trạng nếp nhăn xuất hiện. Cho bạn một làn da tươi sáng và mịn màng hơn.

 

Một điều quan trọng sẽ luôn được lặp lại 3 lần:

Da dầu không phải do da dư ẩm mà do da đang báo hiệu rất thiếu ẩm, cần được bạn bổ sung các chất dưỡng ẩm cần thiết liền, ngay và lập tức. 

 

XEM THÊM:

  1. TRỊ THÂM MỤN – KHÔNG DỄ NHƯNG KHÔNG KHÓ
  2. BÍ QUYẾT TRỊ MỤN ĐẦU ĐEN TẬN GỐC Ở MŨI, MÁ, CẰM HIỆU QUẢ

Bài viết liên quan